5+ Thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả & thông dụng [cập nhật 2023]

admin
Bị bỏng bô xe máy nên bôi thuốc gì để mau lành và không để lại sẹo? Cùng dược sĩ Digizone tìm hiểu nguyên tắc chọn thuốc

Bị bỏng bô xe máy nên bôi thuốc gì để mau lành và không để lại sẹo? Cùng dược sĩ Digizone tìm hiểu nguyên tắc chọn thuốc bôi đúng kèm gợi ý một số thuốc bôi bỏng bô xe máy hiệu quả tại nhà trong bài viết này.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc bôi bỏng bô xe máy

Chỉ một chút bất cẩn, kể cả người lớn hay trẻ em đều có thể bị bỏng bô xe máy. Vết bỏng thường bị ở vùng bắp chân do di chuyển thiếu chú ý khiến chân chạm vào ống bô xe máy đang nóng. Trong trường hợp này, vết bỏng sẽ đỏ dần lên, nếu không sơ cứu và bôi thuốc ngay có thể để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể tìm mua và chuẩn bị sẵn thuốc trị bỏng bô xe máy dựa theo 4 nguyên tắc sau:

Có tác dụng kháng khuẩn

Để vết bỏng mau lành, bạn cần chọn thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn để vết thương không bị nhiễm trùng bởi vùng da bị tổn thương không có lớp bảo vệ bên ngoài rất dễ nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đã bị vi khuẩn xâm nhập, ở mức độ nhẹ có thể bị viêm mô tế bào. Nếu không kịp thời cứu chữa có thể tăng thêm mức độ nặng gây nhiễm trùng huyết. 

Có tác dụng làm dịu, giảm đau rát vết bỏng

Ngay khi bị bỏng, bạn sẽ cảm thấy nóng và đau rát vết thương, vì vậy sau khi sơ cứu bạn cần sử dụng kem bôi bỏng có tác dụng làm dịu và giảm đau rát. Thông thường, khi thoa thuốc ngay sau khi bỏng, vết thương cũng hạn chế bị thâm và không để lại sẹo.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Không gây kích ứng, ảnh hưởng tới việc lành da

Khi kê đơn, bác sĩ luôn hỏi bạn có bị dị ứng với thành phần nào không để đảm bảo thuốc có hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ. Tương tự việc chọn thuốc chữa bỏng bô, bạn cần xem kĩ thành phần thuốc để tránh kích ứng, ảnh hưởng tới quá trình lành da. Ví dụ một số loại thuốc như có thể ảnh hưởng đến nguyên bào sợi, mô hạt khiến vết thương lâu lành.

Không gây thâm sẹo sau khi điều trị

Theo bác sĩ chuyên khoa, các loại thuốc bôi ngừa sẹo chỉ có tác dụng với trường hợp mới bị bỏng bô dưới 3 tháng. Vì vậy, việc bôi thuốc ngay sẽ giúp giảm sẹo cứng, sẹo thâm. Những thuốc này thường ứng dụng công nghệ tế bào gốc kết hợp với cơ chế ức chế men tyrosinaza, nhờ vậy mà vùng da tổn thương được tái tạo nhanh, phục hồi hiệu quả.

>>> Xem thêm: Cách xử lý vết bỏng tại nhà tránh xót, mưng mủ, mau lành

Bỏng bô xe máy được xếp vào nhóm bỏng do nhiệt nóng khô. Tuy diện tích không lớn nhưng vẫn có tổn thương sâu trong da, do đó bạn cần thực hiện các bước sơ cứu và bôi thuốc bỏng ngay. Một số loại kem bôi bỏng bô dưới đây sẽ giúp bạn điều trị vết bỏng hiệu quả, nhanh lành và không để lại sẹo:

2.1. Thuốc trị bỏng Biafine

Giá tham khảo: 105.000/ tuýp 93g

Thành phần chính: Trolamine 0.670g

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng

Tăng tuần hoàn máu ở da, tăng số lượng đại thực bào tại vết thương, giảm nồng độ Interleukin-6 và tăng nồng độ Interleukin-. Đây đều là những Cytokine giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo mô. Thuốc dùng điều trị bỏng độ 1 (vết bỏng trên bề mặt), bỏng độ 2 và  các vết loét, vết thương ngoài da không nhiễm trùng

Cách dùng:

  • Bỏng độ 1: Bôi và thoa nhẹ 1 lớp dày lên mặt vết thương, 2 – 4 lần/ ngày.
  • Bỏng độ 2: Bôi 1 lớp dày lên vết thương, đợi khô bôi thêm 1 lần nữa để duy trì 1 lớp thừa trên vùng da bị bỏng. Có thể phủ gạc ẩm lên vết thương sau khi bôi và băng lại.

Nhược điểm:

  • Không có tác dụng kháng khuẩn.
  • Cần kết hợp với dung dịch sát trùng trước khi dùng.

2.2. Kem bôi trị bỏng Silver sulfadiazin 1%

Giá tham khảo: 18.000/ tuýp 20g

Thành phần chính: Sulfadiazin bạc

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn trong bỏng độ hai và độ ba, vết đứt rách, trầy da và vết thương. 

Sulfadiazine Bạc tác động lên vách tế bào của vi khuẩn, nhờ đó ức chế quá trình hình thành và phát triển của vi khuẩn. Đây là loại thuốc thường dùng trong điều trị trẻ em phỏng. Trong khi Bạc được hấp thụ dưới 1%, thì Sulfadiazine có thể được hấp thụ đến 10%. Đã có báo cáo nồng độ trong huyết thanh là từ 10 – 20 mcg/ml nếu bôi thuốc trên diện rộng.

Cách dùng: Mang găng tay vô trùng mỗi lần bôi, bôi 1 – 2 lần/ngày, dày 1.5mm. Có thể băng đề phòng thuốc bị trôi khi bệnh nhân sinh hoạt. Trẻ em bị bỏng bô có thể dùng thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Nhược điểm

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh
  • Có thể có tác dụng phụ như ngứa, phát ban, dị ứng hay các vấn đề về gan

2.3. Panto Cream Nano Silver – ZinC

Giá tham khảo: 69.000/ chai 30ml

Thành phần chính: Nano Silver, Nano ZinC, Lanollin, PEG, Benzalkonium Chloride, Vaseline, Acid Citric khan, Vitamin B5.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng:

  • Bảo vệ da, ngăn ngừa tổn thương do bị bỏng, ánh nắng mặt trời hoặc bức xạ.
  • Làm mát da, dịu da, săn se da, làm giảm và ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm da khi bị tổn thương do bỏng.
  • Dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da, thúc đẩy phục hồi da do bỏng.

 Cách dùng: Bôi 1 lớp kem mỏng vừa đủ lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ngày. Nên dùng lúc đi ngủ để kem được tiếp xúc với da suốt đêm.

Nhược điểm:

  • Chỉ dùng cho bỏng nhẹ, bỏng độ 1
  • Tác dụng kháng khuẩn yếu, cần kết hợp thêm dung dịch sát trùng.

2.4. Dầu mù u

Giá tham khảo: 46.000/ chai 10ml

Thành phần chính: Palmitic Acid, Stearic acid, Oleic Acid, Linoleic acid

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Dầu mù u (Tamanu oil) được chiết xuất từ hạt mù u có chứa axit béo, có màu xanh đen kèm mùi gỗ đặc trưng. Thông qua quá trình ép lạnh công nghiệp, dầu mù u được dùng để thoa lên vết bỏng nhằm:

  • Tái tạo mô mới, liền sẹo và phục hồi vết bỏng nhanh.
  • Làm dịu, giảm đau vết bỏng, ngăn ngừa hình thành sẹo do bỏng bô, nước sôi, dầu nóng,…
  • Kháng viêm tốt giúp chống nhiễm trùng hiệu quả.

Cách dùng: Vệ sinh vết bỏng, thoa 1 lượng nhỏ dầu mù u lên và thấm nhẹ. Sau đó để dầu tự khô trên vết bỏng 10 – 15 phút. 

Nhược điểm

  • Chỉ dùng cho vết bỏng nhẹ, không trợt loét, chảy dịch
  • Kháng khuẩn kém, cần kết hợp dung dịch sát khuẩn trước khi dùng.

2.5. Thuốc bỏng B76

Thuốc bỏng B76 là công trình nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ Quốc phòng do Học viện Quân y thực hiện. Sản phẩm được sản xuất dựa trên các bài thuốc cổ truyền kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại.

Giá tham khảo: 50.000/ lọ 20g

Thành phần chính: Bột vỏ cây xoan trà và các tá dược vừa đủ 20g.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng:

Chỉ định sử dụng cho vết bỏng nông do bỏng bô, nước sôi,…; diện tích vết bỏng nhỏ, chưa nhiễm khuẩn và vết bỏng còn mới. Ngoài ra, hỗ trợ điều trị các vết thương hở khác như vết mổ côn trùng, vết loét, trầy xước,…

  • Làm sạch vết thương trên da.
  • Bảo vệ vết thương, ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Tăng tốc độ phục hồi vết thương, hạn chế để lại sẹo.

Cách dùng:

Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô hoại tử. Sau đó, thấm khô và rắc bột thuốc lên vết thương, không cần băng lại. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày tùy tình trạng vết thương.

Tác dụng phụ (nếu có):

  • Gây đau xót 
  • Hiện tượng chèn ép tuần hoàn kiểu garo
  • Gây phù nề
  • Nhiễm khuẩn.
  • Kháng khuẩn yếu, cần sát trùng bằng dung dịch trước khi dùng.

>>> Xem bài viết: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng, hiệu quả

2.6. Dầu trị bỏng Trancumin – OPC

Dầu trị bỏng Trancumin có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm OPC. Nhờ thành phần thiên nhiên nên thuốc lành tính và an toàn với cả hầu hết đối tượng bao gồm trẻ em và phụ nữ có thai.

Giá tham khảo: 17.000/ tuýp 10g – 20.500/ chai 25ml

Thành phần chính: mỡ trăn, tinh dầu tràm, nghệ, tá dược vừa đủ chai 25ml hoặc tuýp 10g.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

Công dụng: Điều trị bỏng, vết thương ngoài da và tăng tốc độ phục hồi cụ thể:

  • Mỡ trăn có khả năng làm dịu, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, phồng rộp tại vết thương. Ngoài ra, mỡ trăn còn tạo độ ẩm giúp giảm cảm giác châm chích do bỏng.
  • Tinh dầu tràm với công dụng tương đương thuốc kháng sinh, có hoạt tính kháng khuẩn cao giúp giảm đau, kháng viêm tốt.
  • Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên thúc đẩy quá trình lành da vết bỏng nhanh hơn, đồng thời làm giảm thâm hiệu quả.

Cách dùng:

Thoa lên vết thương 2 – 3 lần/ ngày, không cần băng bó.

Nhược điểm:

– Chỉ dùng vết bỏng nhỏ, không trợt loét, chảy dịch

–  Kháng khuẩn yếu

– Có thể gây kích ứng

– Thành phần nghệ thích hợp cho vết bỏng đã lên da non

3. Dizigone – Giải pháp chăm sóc vết bỏng nhanh lành, không để lại sẹo

Như bạn đã biết, quá trình điều trị vết bỏng không chỉ dừng lại ở việc chọn đúng thuốc thoa mà còn phải nắm được cách sát khuẩn và vệ sinh đúng để tránh nhiễm trùng. Hiểu được điều đó, Dizigone cung cấp cho bệnh nhân bỏng bô xe máy, bỏng nước,… giải pháp tiện lợi kết hợp kháng khuẩn và phục hồi da. 

Theo đó, dung dịch Dizigone có phổ kháng khuẩn rộng ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng , thúc đẩy tổn thương da mau lành mà không gây xót, kích ứng. Trong khi đó, kem bôi với thành phần nano bạc có khả năng bảo vệ vùng da tổn thương, tăng tốc độ tái tạo và ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, kem bôi không chứa kháng sinh, corticoid nên bạn có thể sử dụng lâu dài. 

Để vết bỏng mau hồi phục, bạn nên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone cùng kem Nano Bạc theo các bước sau đây:

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

  • Bước 1: Sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone bằng cách thấm dung dịch ra bông để lau rửa vết thương. Sau đó, để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Thực hiện 2 – 3 tiếng/ lần.
  • Bước 2: Thoa kem nano bạc lên vùng tổn thương da sau khi rửa kháng khuẩn. Lưu ý, chỉ thoa kem lên vùng tổn thương đã khô se, không mướt mủ, chảy dịch. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày.

4. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng để đạt hiệu quả tối ưu

Song song với việc thoa thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến chế độ ăn và những điều cần tránh để việc chăm sóc vết bỏng hiệu quả.

4.1. Chế độ ăn uống khoa học

Trong quá trình phục hồi vết bỏng, bạn cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm tốt cho việc lành da và hạn chế các đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng xấu.

Thứ nhất, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Uống nhiều nước để bù phần dịch chảy từ vết bỏng. Bạn có thể thay thế bằng sữa, nước hoa quả,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau cải, đồ chế biến từ bơ sữa nhằm thúc đẩy tăng sinh tế bào để vết thương mau liền.
  • Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, cam, quýt, trong khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh có tác dụng chống oxy hóa và tham gia vào quá trình sản sinh bạch cầu để chống lại vi khuẩn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đồ ăn, thức uống có chứa kẽm, acid béo và giàu vitamin để quá trình lành da được an toàn và hiệu quả nhanh.

Thứ hai, bạn cần kiêng các loại thực phẩm gồm: 

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

  • Trứng, thịt gà, hải sản: có thể khiến vết bỏng bị ngứa và mẩn đỏ, đau rát hơn.
  • Rau muống, đồ nếp, đồ ngọt và chất kích thích nhằm tránh vết thương mưng mủ, dễ có sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò cần tránh vì rất dễ để lại sẹo thâm.
  • Ngoài ra, theo thống kê của Viện bỏng Quốc gia, nghệ tươi cũng có tỷ lệ dị ứng cao và người ăn có thể bị sẹo thâm rất khó cải thiện.

4.2. Một số sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết bỏng bô xe máy

Nếu bạn không muốn giảm hiệu quả khi dùng thuốc bôi bỏng bô xe máy đồng thời làm tăng tốc độ phục hồi vết thương, không để lại sẹo, hãy chú ý những sai lầm cần tránh trong quá trình điều trị bỏng dưới đây:

4.2.1. Không chườm đá và ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh

Ngâm vết bỏng vào nước mát có thể làm dịu, giảm đau rát ngay khi bị bỏng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không ngâm vào nước đá lạnh bởi điều này sẽ làm đông cứng các tế bào, khiến các mạch máu bị co rút làm vết thương nghiêm trọng hơn. Thậm chí, vết thương có thể bị hoại tử do bỏng lạnh và gặp rất nhiều khó khăn trong việc cứu chữa.

4.2.2. Không bôi kem đánh răng vào vết thương

Thoa kem đánh răng làm dịu vết bỏng cũng là thói quen của nhiều người. Thực tế, thành phần kem đánh răng chứa nhiều chất kiềm nhẹ có thể gây đau hơn sau mỗi lần bôi kem. Mặt khác, chất kiềm này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc gây nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành, tăng mức độ.

bỏng bô xe máy bôi thuốc gì

4.2.3. Không tự ý chọc vỡ bóng nước

Điểm chung của vết bỏng bô xe máy thường là vùng da bị phồng rộp, nổi bóng nước. Những vết phồng này được hình thành qua cơ chế tự phản ứng của da khi bị bỏng nhiệt cao giúp giảm tổn thương cho các tế bào bên trong. 

Vì vậy, khi vết bỏng bị phồng, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, thấm khô và bôi thuốc sát trùng. Bạn nên để vết phồng đó càng lâu càng tốt, không tự ý chọc trừ khi bác sĩ chỉ định hút dịch. 

4.2.4. Tùy ý sử dụng các biện pháp chữa bỏng dân gian

Trong một số trường hợp, bỏng bô xe máy được coi là nhẹ và người bị bỏng thường tự ý sử dụng các nguyên liệu như nha đam, vỏ xoan, thuốc đắp, v.v..để tự bôi lên vết thương maà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này là nguyên nhân chính khiến vết bỏng nhiễm khuẩn và lâu lành, thậm chí tăng mức độ tổn thương.

4.2.5. Bôi nghệ lên vết bỏng để ngừa thâm

Theo dân gian, nghệ có khả năng giảm thâm, làm sáng vùng da tối màu nhưng khi bị bỏng, bạn cần tuyệt đối tránh điều này. Việc bôi nghệ tươi hay các loại kem nghệ quá sớm dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng da hoặc để lại biến chứng khó chữa trị. 

>>> Xem thêm: Cách chữa bỏng bô nhanh lành, không để lại sẹo

Có thể thấy, bỏng bô diễn ra nhanh, vết thương nhỏ nhưng lại tổn thương sâu, do đó lựa chọn thuốc bôi bỏng bô xe máy phù hợp sẽ giúp bạn mau lành. Bên cạnh đó, cần thiết phải lưu ý các vấn đề về ăn uống, chăm sóc vết bỏng để tránh biến chứng và sẹo xấu sau này. Mọi thắc mắc về chăm sóc vết thương ngoài da và sử dụng sản phẩm của Dizigone, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn nhanh nhất.

admin

Liên hệ quảng cáo: Tele @ZoroBacklink