Cách nấu cơm gạo lứt như thế nào để không bị khô, giữ lại vẹn nguyên thành phần dinh dưỡng vốn có rất quan trọng với nhiều người theo đuổi phương pháp thực dưỡng, ăn kiêng… Chỉ cần nấu đúng, cơm gạo lứt thơm ngon không kém gì cơm gạo tẻ. Dưới đây là quy trình nấu cơm gạo lứt mà Bếp Trưởng Á Âu muốn chia sẻ cùng bạn.
Nấu đúng kỹ thuật mới giữ được dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt là hạt gạo còn nguyên lớp cám bên ngoài. Lớp cám này chứa rất nhiều dưỡng chất nên gạo lứt được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh. Có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau như gạo lứt huyết rồng, gạo lứt hữu cơ, gạo lứt tím than, gạo lứt nếp, gạo lứt đen, gạo lứt đỏ… Do còn nguyên lớp cám bên ngoài nên khi nấu gạo lứt, bạn cần chú để hạt cơm chín mềm, không bị khô…
- 300g gạo lứt đỏ
- 600g nước lọc
- 200g đậu đỏ (có thể thay thế bằng các loại đậu khác)
- Muối, dầu mè
Ngâm gạo
Bạn mang gạo đi ngâm nước trong thời gian 10h. Cứ sau 5h, bạn sẽ thay nước ngâm một lần. Đối với những nơi có khí hậu lạnh, bạn nên ngâm gạo với nước ấm 30 độ C.
Sau khi đã ngâm đủ thời gian 10h, bạn vớt ra, rửa gạo lại 1 lần nữa.
Ngâm gạo lứt với nước trong thời gian 10h. Ảnh: Internet
Ủ gạo lứt để nảy mầm
Cho gạo vào rổ tre đã được làm ướt trước đó, dùng 1 miếng khăn màu đen nhúng nước, vắt khô phủ lên trên rổ gạo. Nếu không có rổ tre, bạn có thể cho trực tiếp gạo lứt vào khăn rồi gói lại.
Tiếp theo, bạn cho rổ gạo vào thùng xốp, đậy hé nắp thùng, để ủ trong thời gian 20h. Sau thời gian 12h, bạn kiểm tra 1 lần nếu thấy mầm đã nảy dài 0.5 – 1mm là được. Tùy theo nhiệt độ thời tiết mỗi nơi sẽ có thời gian ủ khác nhau nên cứ sau 12h, bạn kiểm tra 1 lần.
Ủ gạo lên mầm để tăng giá trị dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Sơ chế đậu
Đậu mang đi ngâm nước trong khoảng 6 – 8h, vớt ra rửa sạch lại.
Nấu cơm gạo lứt
Trộn đều gạo lứt đã ủ cùng với đậu đã ngâm, ½ muỗng cà phê muối, 600ml nước, 1 muỗng canh dầu mè vào nồi. Tiếp theo bấm chế độ cook nấu cho đến khi nồi chuyển sang chế độ warm. Sau đó bạn đợi 5 phút, bấm lại chế độ cook 1 lần nữa để nấu lần 2.
Cho nước – gạo theo tỷ lệ 1:2 và sau 2 lần nấu của nồi cơm điện, gạo sẽ chín. Ảnh: Internet
Sau 2 lần nấu, bạn dùng vá ép chặt xuống cho đến khi thấy dẻo dính là được. Cách làm này giúp cho hạt cơm khi nguội không bị khô.
Tỷ lệ nước nấu gạo lứt sẽ là 1:2 hoặc 1:3 tùy theo từng loại nồi cơm điện thông minh hoặc nồi thông thường khác.
Nguyên liệu
Các bước thực hiện
Gạo lứt vo sạch qua 2 lần nước. Sau đó cho gạo vào nồi cùng với 400ml nước, đậy kín nắp, bật bếp đun trên lửa lớn trong 15 phút. Tiếp theo, bạn xới đều gạo lên và đun trên lửa nhỏ 5 phút. Khi đã đun đủ thời gian, tắt bếp, đậy nắp ủ thêm 10 phút nữa là cơm đã chín và có thể dùng được.
Bạn cũng có thể nấu cơm gạo lứt trên bếp gas bình thường
Nếu sử dụng không hết phần cơm gạo lứt đã nấu, bạn có thể bọc lại bằng màng bọc thực phẩm sau đó cho vào tủ lạnh. Đến khi ăn, lấy ra hâm trong lò vi sóng hoặc hấp cách thủy lại.
Gạo lứt ăn với gì ngon?
Bạn có thể ăn gạo lứt với muối mè. Cách làm muối mè ăn cùng gạo lứt rất đơn giản. Mè sau khi mua về, bạn rửa qua nước sau đó cho vào chảo rang cho đến khi thấy vàng, bóng. Trộn mè mới rang với muối theo tỷ lệ 20:1 (đơn vị đo lường sẽ là muỗng cà phê).
Ngoài ra, bạn có thể nấu chung các loại đậu hoặc hạt sen với gạo lứt để cơm thơm ngon, nhiều dinh dưỡng hơn. Cơm gạo lứt cũng rất ngon khi ăn với rau củ kho, hấp hoặc luộc…
Thông thường gạo lứt sẽ được ăn kèm với muối mè. Ảnh: Internet
Cách chọn mua gạo lứt ngon
Bạn nên chọn mua gạo lứt đen hoặc đỏ vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cho với gạo lứt nâu và vàng. Gạo lứt đỏ được trồng hữu cơ và thu hoạch trong vòng 6 tháng được xem là loại gạo tốt nhất hiện nay.
Chọn mua gạo lứt đã qua xay xát đúng quy trình, vẫn giữ được lớp màng cám bên ngoài. Không nên mua gạo lứt bị trầy tróc lớp vỏ bên ngoài quá nhiều vì có thể chúng đã để lâu. Nên lựa những phần gạo lứt có hạt nhìn bóng mẩy, màu sắc tươi.
Chọn mua gạo có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, bán ở những địa chỉ uy tín, không bị mối, mọt, cầm lên có cảm giác trơn nhẵn do còn lớp dầu bên ngoài.
Gạo lứt ngon là còn giữ được độ bỏng bẩy
Công dụng của gạo lứt
Trong gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao nên giúp bạn no lâu hơn, ngăn cản cảm giác thèm ăn, mang lại hiệu quả cao, an toàn khi giảm cân.
Sử dụng các loại ngũ công nguyên hạt nói chung và gạo lứt nói riêng thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện chức năng của tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh nguy hiểm.
Trong gạo lứt có chỉ số đường thấp hơn so với gạo tẻ, gạo nếp, do đó chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trong gạo lứt còn có nhiều thành phần chất xơ axit phytic, polyphenol và dầu nên rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Ăn gạo lứt giúp bạn giảm nguy cơ mắc 1 số căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, tiểu đường…
Lớp cám bên ngoài gạo lứt sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vitamin, khoáng chất và phenolic trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các nguy cơ nhiễm trùng.
Sắt trong gạo lứt sẽ bảo vệ hệ thần kinh của bạn, ngăn ngừa các bệnh về não, chống lại bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
Gạo lứt sau khi nấu chín mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng
Cách nấu cơm gạo lứt không khó dù trải qua nhiều công đoạn nhưng đổi lại bạn giữ nguyên vẹn dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt. Nếu muốn học thêm cách nấu món chay, món eat clean tốt cho sức khỏe hoặc ăn kiêng, bạn có thể điền vào form bên dưới để được Bếp Trưởng Á Âu tư vấn chi tiết hơn về chương trình học nhé!
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách nấu cơm gà Hải Nam tại website của chúng tôi ngay nhé.