Nét đẹp của ẩm thực đường phố

admin
Mỗi điểm đến ở một đất nước, thành phố nào dù lớn hay nhỏ đều có một di sản ẩm thực đường phố đặc trưng và hấp dẫn. Tại Việt Nam, những đô thị kinh tế càng cởi mở, phát triển thì càng thu hút nhiều dân cư tứ phương đến sinh sống, lập nghiệp.

Mỗi điểm đến ở một đất nước, thành phố nào dù lớn hay nhỏ đều có một di sản ẩm thực đường phố đặc trưng và hấp dẫn. Tại Việt Nam, những đô thị kinh tế càng cởi mở, phát triển thì càng thu hút nhiều dân cư tứ phương đến sinh sống, lập nghiệp.

Mỗi điểm đến ở một đất nước, thành phố nào dù lớn hay nhỏ đều có một di sản ẩm thực đường phố đặc trưng và hấp dẫn. Tại Việt Nam, những đô thị kinh tế càng cởi mở, phát triển thì càng thu hút nhiều dân cư tứ phương đến sinh sống, lập nghiệp.

Phía sau các gánh hàng là những “nghệ sĩ” ẩm thực đường phố với những câu chuyện và bí quyết nấu ăn độc đáo. Ảnh: H.Lê
Phía sau các gánh hàng là những “nghệ sĩ” ẩm thực đường phố với những câu chuyện và bí quyết nấu ăn độc đáo. Ảnh: H.Lê

Do đó, nhu cầu thưởng thức ẩm thực ở những khu vực này rất lớn và hội tụ đủ món ngon ba miền, thậm chí là các món ăn đặc trưng của nước ngoài cũng được du nhập và bày bán khắp đường phố.

* Đa dạng cùng nếp sống đô thị

“Nhắc đến ẩm thực phải đi liền với văn hóa. Do đó, khi tìm hiểu và làm về ẩm thực cần hiểu rõ về nguồn gốc lịch sử cũng như văn hóa truyền thống của đất nước. Nếu định hướng và phát huy tốt lợi thế của nền ẩm thực đường phố Việt Nam sẽ là cơ hội tuyệt vời để kích cầu và phát triển du lịch lẫn kinh tế” - ông VÕ QUỐC chia sẻ.

Thức ăn đường phố là các loại thức ăn, đồ uống đã được chế biến hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng. Các món này được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở những đường phố, khu phố đông người hoặc nơi công cộng gần các điểm, khu du lịch, giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời, trường học, công ty… mang hình thức của gian hàng di động trên quầy, sạp, ki-ốt tạm thời và các loại xe đẩy... Dần dà theo nếp sống đô thị, các món ăn đường phố đã trở nên phổ biến bởi tính thuận tiện, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh với mức tiêu thụ lớn.

Cùng với vị trí địa lý trải dài khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền ở nước ta lại có những món ăn đặc sắc, mang đậm sắc thái của địa phương đó. Do vậy, ẩm thực đường phố Việt ở các đô thị mang tính đa dạng, phong phú khi tổng hòa hương sắc ba miền.

Các món ăn đường phố hấp dẫn được bày bán đa dạng trên đường phố Việt Nam như: ốc, bún bò, bún đậu mắm tôm, mì xào, bánh bèo, bánh bột lọc…Ảnh: H.Lê
Các món ăn đường phố hấp dẫn được bày bán đa dạng trên đường phố Việt Nam như: ốc, bún bò, bún đậu mắm tôm, mì xào, bánh bèo, bánh bột lọc… Ảnh: H.Lê

Theo dòng chảy của thời gian, những “nghệ sĩ” ẩm thực đường phố Việt đã không ngừng sáng tạo, chế biến những món ăn ngon, “định vị” được một nét tinh túy riêng của ẩm thực Việt trong lòng biết bao thực khách trong và ngoài nước. Những món ăn đường phố Việt với giá thành bình dân nhưng lại ẩn chứa một tiêu chuẩn ẩm thực cao. Các món đặc trưng thanh đạm của miền Bắc như: phở, xôi xéo, bánh cuốn, bún ốc, bún đậu mắm tôm… hay hương vị cay nồng, đậm đà của miền Trung là bún bò Huế, bánh bột lọc, nem lụi, bánh căn, mì Quảng, cùng vị chua ngọt đậm đà của lẩu mắm, bánh xèo, hủ tiếu, bún thịt nướng miền Nam… giờ đây đã quá đỗi quen thuộc với người dân ở khắp các đô thị.

Cùng với đó, có những món ăn được biến tấu đa dạng theo khẩu vị và sở thích của thực khách, đặc sắc nhất là chiếc bánh mì được thêm thắt các loại nhân: bơ, pa-tê, giò chả, thịt heo quay, trứng ốp la, xá xíu, ruốc cùng ít rau dưa, đồ chua và nước sốt… được bày bán khắp đường phố, thích hợp ăn sáng, trưa, tối, vừa rẻ lại rất tiện lợi. Bánh ngon không phải nhờ nguyên liệu quá cầu kỳ, tinh xảo mà đặc biệt ở chỗ được tạo ra từ những thứ dân dã, gần gũi nhất mà vẫn tổng hòa các mùi vị, thể hiện sự tinh tế và cái hồn của con người, vùng đất Việt. Cứ thế, bánh mì Việt thơm ngon đã vươn xa khỏi biên giới quốc gia, gây “thương nhớ” với khách du lịch năm châu và làm tự hào nền ẩm thực đường phố của dân tộc.

Chính vì lẽ đó, vào đầu tháng 5-2022, Sở Du lịch TP.Hải Phòng đã phát hành bản đồ food tour “Cùng Hải Phòng - Lòng vòng ẩm thực” cho các du khách mong muốn tìm kiếm trải nghiệm ẩm thực đường phố đặc sắc của thành phố cảng. Đã có gần 10 ngàn bản đồ được phát miễn phí tại các nhà ga, bến xe, nơi công cộng và giới thiệu trên fanpage chính thức của Sở Du lịch TP.Hải Phòng, các trang báo, truyền thông… Theo thông tin từ bản đồ ẩm thực này, các món ăn đường phố địa phương như: bánh đa cua, nem cua bể, bánh mì cay, bún cá cay, ốc, chè, dừa dầm… được giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ địa chỉ và khung giờ để du khách có thể trải nghiệm. Đây là hoạt động rất thiết thực, đặc biệt là trong bối cảnh các địa phương trong cả nước đang kích cầu lại hoạt động du lịch vốn đóng băng sau hơn 2 năm ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

* Không chỉ là ẩm thực…

Bên cạnh hình ảnh các gánh hàng đường phố dân dã, thuận tiện và lúc nào cũng tấp nập người ra vô là những người đầu bếp, nấu nướng lao động vất vả để chế biến món ăn. Mặc dù không qua trường lớp nghề nào nhưng qua đôi tay khéo léo, tỉ mỉ, những người “nghệ sĩ” nấu ăn đường phố bình dân đã sáng tạo ra những món ăn ngon, hương vị độc đáo. Họ đã trở thành những biểu tượng cụ thể nhất, đại diện cho ẩm thực đường phố của từng địa phương.

Chia sẻ với Đồng Nai cuối tuần, đầu bếp Võ Quốc, chuyên gia ẩm thực và là người sáng lập tạp chí Món ngon Việt Nam cho biết, ngoài tạo thu nhập và việc làm cho người dân, các hàng quán ẩm thực đường phố còn gắn liền với câu chuyện truyền thống của gia đình Việt, nhất là những người phụ nữ nhiều nghị lực và giàu đức hy sinh. Họ tần tảo mưu sinh, nuôi cả gia đình trên gánh hàng đó và sáng tạo ra những hương vị món ăn mà chỉ gia đình họ mới có. Chẳng hạn như cùng là món phở, bún bò, bánh ướt… nhưng khi ăn tại Hà Nội, Nha Trang lại khác với hương vị ở Sài Gòn hay các tỉnh, thành khác, không nơi nào giống nơi nào.

Bánh mì là món ăn đường phố phổ biến, thường được biến tấu đa dạng theo khẩu vị và sở thích của thực khách. Ảnh: H.Lê
Bánh mì là món ăn đường phố phổ biến, thường được biến tấu đa dạng theo khẩu vị và sở thích của thực khách. Ảnh: H.Lê

Bà Phạm Vân, chủ một hàng điểm tâm sáng ở P.Bửu Long (TP.Biên Hòa) cho biết, hơn 20 năm trước, sau khi lập gia đình, bà đã học nấu nướng từ mẹ rồi tiếp nối nghề bán cơm tấm và bún thịt nướng ở một sạp hàng dựng tạm gần khu chợ cũ. Ban đầu bà buôn bán vì muốn có thêm thu nhập đỡ đần gia đình và nuôi hai con ăn học, sau này nhờ món ngon, hợp vị nên lượng khách trong khu vực tăng lên, chồng bà cũng nghỉ việc ở công ty để phụ bán với bà. Món cơm tấm của bà “bắt” vị ở công thức ướp thịt nướng qua đêm, sau đó nướng trên lửa than sáng sớm và vị nước mắm sánh kẹo cùng đồ chua.

“Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng hằng ngày tôi phải dậy đi chợ từ 3 giờ sáng để lựa từng loại nguyên liệu ngon, rồi đặt hết tâm huyết vào để nêm nếm, chế biến sao cho ra đúng vị ngon nhất. Suốt buổi sáng, chồng tôi thì đứng nướng thịt luôn tay bên bếp than khói nghi ngút, các con nếu ngày nào được nghỉ học cũng ra phụ cha mẹ buôn bán. Dù mệt đến đâu tôi cũng tự tay chuẩn bị các khâu và dọn hàng ra bán. Gia đình tôi sống nhờ hàng ăn này và gắn kết bao niềm vui, kỷ niệm cùng nó” - bà Vân chia sẻ.

Ẩm thực đường phố Việt nói chung không mang tính mô phạm hay định hình theo một công thức sẵn có bởi mỗi người đầu bếp, “nghệ sĩ” đường phố lại có một bí quyết rất riêng khiến món ăn của mình trở nên độc đáo. Đôi khi công thức ấy chính là cả cuộc đời của họ. Không chỉ là ẩm thực, mà đó còn là những câu chuyện, nét đẹp, phẩm chất của lao động và con người Việt.

Ngày nay, không cần phải di chuyển đến một địa điểm cụ thể nào để thưởng thức các món ăn đặc sản của nơi đó mà chỉ cần dạo một vòng địa phương nơi mình sinh sống cũng có thể thưởng thức và trải nghiệm món ăn ấy.

Hà Lê

admin

Liên hệ quảng cáo: Tele @ZoroBacklink