Cách làm phá lấu bò giai giòn nóng hổi

Món phá lấu bò là một món ăn khá phổ biến ở Sài Gòn. Miếng lòng bò, gân, thăng long, lá lách hầm mềm với nước cốt dừa và nhiều gia vị khác vô cùng hấp dẫn, béo ngậy và ăn hoài không chán. Món phá lấu bò sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn có đầy đủ các nguyên liệu và làm theo hướng dẫn của Barona bên dưới nhé.

Cách làm phá lấu bò giai giòn nóng hổi

19/02/2022

Món phá lấu bò là một món ăn khá phổ biến ở Sài Gòn. Miếng lòng bò, gân, thăng long, lá lách hầm mềm với nước cốt dừa và nhiều gia vị khác vô cùng hấp dẫn, béo ngậy và ăn hoài không chán. Món phá lấu bò sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn có đầy đủ các nguyên liệu và làm theo hướng dẫn của Barona bên dưới nhé. 

1. Nguyên liệu cần có cho món phá lấu bò

  • Lòng bò (bao gồm lá lách, lá mía, tổ ong, lòng phèo): 500gr

  • Nước cốt dừa: 200ml

  • Nước dừa tươi: 1lit

  • Rượu trắng: 500ml

  • Tỏi: 2 củ

  • Hành tím băm: 5 củ

  • Gừng: 2 củ

  • Ớt đỏ: 2 trái

  • Nước mắm: 1 muỗng canh

  • Nước cốt tắc: ½ muỗng canh

  • Quế: 1 cái

  • Hoa hồi: 2 cái

  • Ngũ vị hương: 1 muỗng cafe

  • Bột cà ri: 1 muỗng cafe

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Gia vị thông dụng ( muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu): 1 ít

  • Dụng cụ: nồi áp suất, tô, chảo, dĩa, bếp…

2. Cách nấu món phá lấu bò

Bạn muốn món phá lấu bò nấu lên có vị ngon nhất, trong khâu chế biến các bạn cần lưu ý từ việc sơ chế nội tạng bò cho tới việc nêm nếm gia vị. Để hiểu rõ hơn về bí quyết giúp món phá lấu bò luôn ngon, bạn hãy theo dõi kỹ các hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Sơ chế nội tạng bò

  • Lòng bò khi mua về bóp rửa với 500ml rượu trắng, gừng đập dập, chanh và một muỗng cafe muối, bóp khoảng 10 phút sau đó rửa lại với 5 lần nước sạch để loại bỏ nhớt và khử mùi hôi nội tạng.

  • Bắt một nồi nước sôi, bỏ vào 2 muỗng rượu trắng, 1 muỗng muối, 1 củ gừng đập dập. Cho lần lượt lá lách, tổ ong, phèo vào trụng sơ cho đến khi nổi bọt trắng thì vớt ra, cho lá mía vào sau cùng để các phần khác không bị đen, thấy lá mía săn và cứng lại thì vớt ra.

  • Rửa sạch lòng bò lại với nước lần nữa để không bị nhớt và mùi hôi, để ráo.

Bước 2: Ướp nội tạng

  • Cho 1/2 muỗng bột cari, 1/2 muỗng bột ngũ vị hương và muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, nước mắm, hành băm, tỏi băm mỗi thứ 1 muỗng canh vào bát và trộn đều các gia vị lại với nhau để khi trộn vào lòng bò sẽ đều và thấm nhanh hơn.

  • Chuẩn bị một tô lớn cho lòng bò vào và trộn cùng với gia vị và ướp trong vòng 1 tiếng.

Bước 3: Chiên nội tạng bò

  • Bắt chảo lớn dưới lửa rồi rang hoa hồi và nhánh quế lên, vừa ran vừa đao đều đến khi nào có mùi thơm thì để ra chén.

  • Sau đó cho 2 muỗng dầu ăn lên chảo, cho 1 củ tỏi và 3 củ hành tím đã băm nhuyễn và hoa hồi, nhánh quế vào phi thơm.

  • Cho hỗn hợp lòng bò đã tẩm ướp vào chảo, để lửa lớn trong vòng 5 phút và chiên đều 2 mặt cho đến khi lòng săn lại và chín đều

Bước 4: Nấu phá lấu bò

  • Cho hỗn hợp lá lách, tổ ong, phèo đã xào sơ vào nồi lớn và cho thêm 1 lít nước dừa tươi vào hầm trong vòng 30 phút.

  • Sau đó cho lá mía vào hầm thêm khoảng 30 phút nữa. Sau 1 giờ hầm nhưng phá lấu vẫn chưa mềm có thể hầm thêm từ 30 phút đến 1 tiếng nữa để món mềm và thấm hơn nhé.

  • Cuối cùng bỏ phần nước cốt dừa vào khuấy đều tay và tắt bếp. 

  • Có thể hầm thay bằng nồi áp suất để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn mà còn mềm nhanh đậm vị không kém.

Bước 5: Làm nước mắm

  • Sử dụng 4 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm khuấy đều trong một nồi nhỏ bắt lên bếp đun lửa nhỏ. Đến khi nào sôi lên và hơi kẹo lạ thì tắt bếp.

  • Đổ phần nước chấm ra chén, vắt thêm tắc và vài lát ớt tươi. Đừng quên nêm nếm lại cho hợp khẩu vị của gia đình bạn nhé.

  • Lấy lòng bò ra chén và cắt miếng nhỏ vừa ăn, chan thêm một ít nước dùng đậm đà, kèm một ít rau thơm cắt nhỏ. Ăn kèm với mì, bún tươi hoặc bánh mì đều rất bắt miệng.

  • Món phá lấu bò ngon thì phải đảm bảo được các yếu tố về màu sắc phải tươi, nâu đỏ, mùi vị thơm ngon và lòng bò phải vừa giòn lại vừa mềm. Nước súp sền sệt ngọt thanh có độ mặn vừa phải, không ngọt cũng không quá mặn.

3. Lựa chọn mua lòng bò tươi và ngon

  • Chọn gan có màu đỏ tía sẫm, hoặc ngả sang tím bề mặt nhẵn bóng sờ thấy mềm và mịn, ấn tay vào lún xuống in dấu tay.

  • Lá lách chọn miếng dài và dẹt, hai đầu tròn, màu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy hơi xốp. Những lá lách bị bầm đen, nhũn,… tuyệt đối không dùng.

  • Không chọn những bộ lòng bầm đen hoặc tái xanh, có mùi hôi, ấn vào không có sự đàn hồi và bị chảy nhớt.

4. Những lưu ý cần thiết khi nấu phá lấu bò

  • Để nước dùng thơm và đậm mùi thảo mộc thì có thể xay nhuyễn hoa hồi và nhánh quế sao đó bỏ vào túi vải (loại chuyên về nấu ăn) rồi cho vào nồi rang để khi vớt ra sẽ dễ dàng hơn và không bị sót vụn nhé.

  • Bạn nên làm sạch những miếng nội tạng to, đặc biệt là phần lá lách bò có nhiều lớp, nếu không sạch thì khi đun sẽ có rất nhiều lớp váng màu đen nổi lên trên bề mặt gây mất thẩm mỹ.

Món phá lấu bò tưởng như khó nhằn nhưng thật ra lại có cách chế biến vô cùng đơn giản nhờ công thức của Barona đúng không nào? Nếu đã nắm được ngay bí quyết, bạn hãy thử trổ tài nấu ngay một bữa phá lấu cho cả gia đình cùng thưởng thức.

GIA VỊ YÊU THÍCH

admin

Link nội dung: https://iiervietnam.edu.vn/cach-lam-pha-lau-bo-giai-gion-nong-hoi-1725308719-a374.html