Xôi lá cẩm là một món xôi vừa thơm ngon, vừa đẹp mắt. Cách nấu xôi lá cẩm cũng rất đơn giản, bạn có thể tự làm ngay tại nhà. Cùng xem ngay những cách nấu xôi cẩm tím nhanh gọn qua bài viết sau.
Xôi lá cẩm dẻo ngon, được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Xôi lá cẩm là một món ăn dân dã nhưng lại có màu sắc rất hấp dẫn và hương vị thơm ngon khó cưỡng. Bạn có thể nấu xôi lá cẩm tại nhà bằng nồi cơm điện, nồi hấp đều rất nhanh và đơn giản. Xôi dẻo ngon, béo ngậy cùng màu tím bắt mắt chắc chắn sẽ làm cả nhà bạn thích mê.
Gạo nếp mua về, bạn hãy vo sạch vài lần với nước, để ráo. Lá dứa rửa, cắt thành khúc dài. Lá cẩm nhặt bỏ lá héo, già, rửa sạch rồi để ráo.
Vo sạch gạo nếp và sơ chế lá cẩm (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Bắc nồi lên bếp, thêm vào 800ml nước rồi đun sôi. Khi nước đã sôi, cho lá cẩm vào, nấu với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút rồi lọc qua rây, bạn sẽ thu được phần nước cốt lá cẩm.
Nấu nước lá cẩm tím (Ảnh: Internet)
Lấy khoảng ⅔ nước lá cẩm để ngâm với nếp, thêm một xíu muối để nếp đậm đà hơn. Ngâm nếp ít nhất 5 tiếng trước khi nấu. Sau khi đã ngâm xong, cho nếp vào rổ, để ráo.
Ngâm nếp với nước lá cẩm khoảng 5 tiếng (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Cho hết phần gạo nếp đã ngâm vào nồi cơm điện. Cho hết nước lá cẩm còn lại vào nồi. Thêm 1.5 muỗng canh dầu ăn, ½ muỗng cà phê muối vào, trộn đều. Xếp lá dứa lên trên, đậy nắp. Bật chế độ nấu cơm như bình thường.
Sau khi xôi lá cẩm đã chín, bạn lấy lá dứa ra khỏi nồi, thêm vào 3 muỗng đường, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều, đậy nắp lại và nấu thêm khoảng 5 phút.
Nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Bạn hãy cho xôi ra đĩa, có thể rắc thêm đậu phộng, mè rang, dừa nạo nếu thích. Xôi lá cẩm thành phẩm có màu tím rất đẹp mắt. Hạt nếp tròn đều, căng mọng. Xôi dẻo thơm, ngọt vừa phải và có một chút béo béo.
Xôi lá cẩm nấu bằng nồi cơm điện rất nhanh gọn, thơm ngon (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu nấu xôi lá cẩm (Ảnh: Internet)
Lá cẩm mua về, bạn hãy lặt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch và để ráo. Nấu sôi 1.8 lít nước, cho lá cẩm vào nấu khoảng 15 phút để lá ra màu đỏ đẹp, tắt bếp, để nguội.
Sơ chế và nấu nước lá cẩm (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Gạo nếp vo sạch, để ráo rồi cho vào thau. Cho nước lá cẩm đã nguội vào, thêm nửa muỗng canh muối, trộn đều. Ngâm nếp với nước lá cẩm trong khoảng 5 tiếng. Sau đó lược lại nếp và để ráo.
Ngâm nếp với nước lá cẩm cho lên màu tím đặc trưng (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Đậu phộng cho vào túi nilon, giã cho đậu hơi nát. Sau đó, trộn 100g đường, 100g đậu phộng, 2 muỗng cà phê muối, 20g mè trắng lại với nhau, bạn sẽ có ngay hỗn hợp muối mè để ăn với xôi.
Làm muối mè, đậu phộng (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Bạn hãy chuẩn bị trước một nồi nước sôi, cho vào 1 bó lá dứa đã rửa sạch. Lá dứa sẽ giúp món xôi có hương thơm hấp dẫn hơn.
Cho gạo nếp lên xửng hấp, dàn đều và đậy nắp lại. Hấp xôi khoảng 25 phút cho xôi chín mềm.
Bạn hãy trộn 150ml nước cốt dừa đậm đặc với 100g đường. Sau khoảng 25 phút, mở nắp xửng hấp ra, rưới từ từ phần nước cốt dừa này vào xôi rồi trộn đều. Hấp thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Hấp xôi lá cẩm với nồi hấp (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Vậy là món xôi lá cẩm của bạn đã hoàn thành rồi đấy. Bạn hãy cho xôi ra đĩa, rắc thêm muối mè lên trên. Xôi lá cẩm nấu bằng nồi hấp nên hạt xôi rất tơi, dẻo mềm, béo béo ăn rất ngon. Xôi có màu tím óng ánh rất bắt mắt, thơm lừng vị nước cốt dừa và lá dứa, thêm chút bùi bùi, mặn mặn, ngọt ngọt của muối mè khiến bạn muốn ăn hoài không thôi.
Xôi lá cẩm kết hợp với muối mè, dừa nạo là một sự kết hợp hoàn hảo (Ảnh: Internet)
Xem thêm công thức nấu xôi ngon khác ngay đây:
→ Cách Nấu Xôi Gấc Dẻo
→ Cách Nấu Xôi Gà Hấp Lá Sen
→ Cách Nấu Xôi Chim Bồ Câu
Gạo nếp vo sạch, để ráo. Đậu xanh cà vỏ rửa sạch, ngâm với nước khoảng 2 tiếng. Lá cẩm nhặt lấy lá, rửa sạch, để ráo.
Sơ chế nguyên liệu nấu xôi (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Nên chọn gạo nếp, đậu xanh ngon để món xôi được dẻo thơm, không có mùi lạ.
Nấu sôi 1 lít nước, cho lá cẩm đã rửa sạch vào, nấu khoảng 10 phút cho lá ra hết màu thì tắt bếp. Lọc nước lá cẩm qua rây, để nguội.
Cho nếp vào thau cùng với nước lá cẩm đã để nguội. Thêm nước vào sao cho nếp ngập trong nước. Ngâm nếp khoảng 2 tiếng trước khi nấu.
Ngâm nếp với nước lá cẩm đã để nguội (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Đảm bảo nếp được ngâm ngập trong nước để lên màu đều và đẹp.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối, cho đậu phộng vào rang với lửa nhỏ đến khi vàng thơm, lấy đậu phộng ra, đãi sạch vỏ. Cho tiếp mè lên chảo, rang đến khi mè chín thơm thì tắt bếp.
Cho mè, đậu phộng rang vào chén, thêm 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, trộn đều là có ngay phần muối mè ăn xôi.
Rang đậu phộng, mè, trộn với đường, muối (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Rang đậu phộng, mè với lửa nhỏ, thường xuyên đảo đều để không bị cháy.
Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi, cho nước vào xâm xắp mặt đậu. Nấu đậu xanh với lửa vừa cho đậu mềm nhừ.
Khi nước cạn và đậu xanh đã nhừ, bạn hãy hạ lửa nhỏ dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh ra, thêm 1.5 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh nước cốt dừa, trộn đều. Thêm ½ muỗng canh dầu ăn, sên đến khi đậu xanh dẻo mịn như ý thì tắt bếp.
Sên đậu xanh để ăn cùng với xôi (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Khi sên đậu xanh, bạn cần để nhỏ lửa, sên đều liên tục để đậu được nhuyễn mịn, không bị khét đáy nồi.
Gạo nếp sau khi ngâm xong thì để ráo. Cho nếp lên xửng cùng với 1 bó lá dứa. Đậy nắp, hấp xôi khoảng 25 phút. Khi hạt xôi đã chín và dẻo, bạn hãy cho vào xôi 6 muỗng canh nước cốt dừa, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều và hấp thêm 15 phút.
Nấu xôi lá cẩm với lá dứa để tạo mùi thơm (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Tùy vào khẩu vị gia đình mà bạn có thể gia giảm lượng đường, nước cốt dừa sao cho phù hợp.
Xôi lá cẩm nước cốt dừa thơm ngất ngây. Hạt xôi dẻo mềm, béo ngậy vị nước cốt dừa, thơm thoang thoảng vị lá dứa. Màu xôi đậm, đẹp mắt. Bạn đừng quên rắc thêm muối mè đậu phộng khi thưởng thức xôi nhé! Vị mặn mặn ngọt ngọt, béo bùi của muối mè sẽ làm tăng thêm vị ngon của món xôi lá cẩm nước cốt dừa.
Xôi lá cẩm nước cốt dừa ăn cùng bánh tráng, đậu xanh và muối mè (Ảnh: Internet)
Để có thể nấu được các món xôi dẻo ngon, bạn nên chọn mua gạo nếp mới. Chọn nếp có màu trắng đục, hạt tròn đều, căng bóng, không bị gãy, vỡ. Gạo nếp ngon khi ngửi sẽ có mùi thơm nhẹ, cắn thử sẽ cảm nhận được vị ngọt đặc trưng, thơm thơm của gạo nếp.
Không mua gạo nếp có mùi ẩm mốc, gạo bị vỡ vụn hay đã chuyển sang màu vàng đậm. Gạo nếp tẩm hóa chất sẽ có mùi nồng, khó chịu.
Nên mua gạo nếp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mua ở những địa chỉ uy tín, chất lượng. Không nên mua gạo đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu hư, mốc.
Chọn gạo nếp mới, ngon để nấu xôi được dẻo thơm (Ảnh: Internet)
Lá cẩm không chỉ có tác dụng tạo màu sắc cho các món ăn mà còn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Lá cẩm có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị bong gân,… Bên cạnh đó, lá cẩm còn được dùng để làm nước tắm trị mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Lá cẩm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Trên đây là 3 cách nấu xôi lá cẩm đơn giản, thơm ngon mà bạn có thể trổ tài ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách làm xôi cẩm màu xanh, xôi lá cẩm đỏ cho cả nhà cùng thưởng thức. Chúc các bạn thành công!
admin
Link nội dung: https://iiervietnam.edu.vn/cach-nau-xoi-la-cam-don-gian-deo-ngon-cho-ca-nha-1725327914-a437.html