Vịt tiềm là một món ăn nổi tiếng của người Hoa và rất được người dân Sài Gòn yêu thích. Vịt tiềm không chỉ là món ăn hấp dẫn, mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Tưởng chừng món vịt tiềm nấu sẽ rất cầu kỳ, nhưng với 5 cách nấu vịt tiềm dưới đây bạn sẽ dễ dàng thực hiện được món ăn này tại nhà.
Món vịt tiềm thuốc bắc thơm ngon, đậm vị và vô cùng hấp dẫn. Hãy bỏ túi ngay cách làm món vịt tiềm thuốc bắc vừa ngon vừa bổ qua bài viết sau đây nhé!
Xương cổ heo rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó đem luộc 10 phút cho bớt cặn thì vớt ra. Cho thêm 1 nồi nước lên bếp và cho xương cổ heo vào ninh khoảng 2 tiếng.
Đùi vịt đem rửa sơ với nước rồi ướp với gừng, rượu gạo trong 30 phút. Sau đó, rửa lại với nước, quết xì dầu lên bề mặt da. Sả đập dập cắt khúc, hành tím bóc sạch vỏ rửa với nước, riềng cạo vỏ rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng.
Cho sả, hành tím và riềng vào nồi xương hầm. Cho chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, dầu sôi thì cho đùi vịt vào chiên cho giòn mới vớt ra.
Bạn cho thêm 1 nồi nước lên bếp, cho đùi vịt vừa chiên vào trần khoảng 5 phút để vịt bớt dầu, hết 5 phút vớt ra để ráo nước.
Bạn thả đùi vịt đã chần với nước vào nồi hầm xương ban đầu. Sau đó cho nấm đông cô, thuốc bắc vào ninh trong 25 phút rồi cho la hán quả vào, nêm 20g muối, 50g đường phèn, 50g dầu hào và 20g bột ngọt vào nồi rồi tiếp tục ninh thêm 25 phút nữa.
Trong lúc ninh, bạn nhớ vớt hết bọt và dùng vá ép nát la hán quả cho nó tiết ra chất ngọt làm món vịt tiềm thêm phần hấp dẫn, đậm đà và thơm ngon. Nồi vịt tiềm cần được ninh trong khoảng 2 tiếng.
Bạn cho thêm 1 nồi nước nữa lên bếp, luộc sơ 500g cải bó xôi và 2 vắt mì trứng. Qua 2 tiếng là nồi vịt tiềm đã hoàn thành.
Bạn lần lượt cho mì trụng, cải bó xôi và vịt tiềm ra bát, rồi chan nước dùng vào là có thể thưởng thức được rồi.
Vịt tiềm nấm đông cô là một món ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng góp phần bồi bổ sức khỏe cho gia đình bạn. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm ngay món này để có thể chiêu đãi gia đình cho dịp cuối tuần nhé!
Rau cải thìa đem rửa sạch với nước, cắt thành từng khúc vừa ăn, chọn lấy phần gốc cải thìa. Hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ để làm gia vị.
Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm rồi cắt bỏ cuống, rửa sạch cho vào rổ để ráo nước.
Thịt vịt rửa với nước, sau đó, dùng rượu trắng và gừng để khử mùi. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu trong 20-30 phút để cho thịt vịt thấm đều gia vị.
Xương heo rửa sạch rồi chặt thành từng miếng, hầm để làm nước dùng.
Đặt chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chảo chiên vàng lớp da.
Cải thìa cho vào nồi luộc chín cùng với một ít dầu ăn, muối để cải được bóng. Khi cải chín thì vớt ra ngay cho vào nước lạnh, để giữ màu xanh của cải.
Cắt 4-5 lát gừng, cho gừng và thảo mộc vào chảo rang nóng. Các nguyên liệu bỏ vào túi vải sạch, buộc chặt rồi thả vào trong nồi nước dùng. Sau đó, cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, hành lá xắt nhỏ. Sau đó, cho nước dùng vào là bạn đã có ngay một bát mì vịt tiềm thơm ngon.
Các món vịt tiềm luôn thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Bỏ túi ngay cách nấu vịt tiềm ngũ quả thanh mát bồi bổ cho cả nhà qua bài viết sau đây.
Gừng lấy 1 củ đem đập dập và 10ml rượu trắng chà xát quanh thịt vịt, từ trong ra ngoài trong 10 phút để khử mùi tanh, sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn dùng xì dầu thoa quanh vịt và để thịt vịt nghỉ trong 15 phút.
Hành tây và hành tím bạn bóc sạch vỏ, cắt làm tư. Cà rốt gọt vỏ và cắt thành khúc vừa ăn, tỏi bóc vỏ. Gừng bạn gọt sạch vỏ. Bạn cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế cho vào khay, giữ lại ½ cà rốt cắt khúc, thêm vào 1 ít dầu ăn và mang đi nướng vàng trong 5 phút.
Bạn chuẩn bị 1 cái bát, cho vào 3 thìa canh hạt bo bo, 50g hạt sen, 3 thìa bạch quả, 5 củ năng, ½ thìa canh cafe muối, trộn đều lên và nhồi hết nhân vào bụng vịt. Cho thêm 20g hành lá buộc gọn lại vào chung và khâu kín bụng vịt lại.
Cho nồi lên bếp, thêm vào 1,5 lít dầu ăn và đun cho nóng sôi. Bạn cho từ từ con vịt vào trong chảo chiên để tránh bị văng dầu. Chiên 1 mặt vàng sau đó lật mặt kia lại, múc từng thìa dầu ăn chan lên thịt vịt để mau chín. Khi chín vàng đều thì lấy ra cho vào cái nồi khác.
Bạn cho phần hành tây, hành tím, cà rốt, gừng đem đi nướng cho vào nồi. Tiếp đến, bạn đặt chảo lên bếp và rang chín phần gia vị tiềm thuốc bắc với ít hạt tiêu, cho hết phần nguyên liệu này vào 1 cái túi sạch buộc kín, rồi cho vào nồi vịt.
Đặt nồi lên bếp cho 2.5 lít nước dùng, hành lá và ngò còn lại cho hết vào. Bật bếp ở lửa vừa và nêm vào 2 thìa canh hắc xì dầu, ½ thìa cafe muối, ½ thìa cafe đường, ½ thìa cafe hạt nêm và khuấy đều cho gia vị tan.
Vừa đun vừa vớt bọt đến khi nước dùng sôi lên và thịt vịt mềm thì giảm lửa nhỏ. Cho hết phần củ năng, bạch quả, củ sen, nấm hương, hạt sen, cà rốt và nấu thêm 30 phút là hoàn thành. Qua 30 phút, bạn có thể tắt bếp và thưởng thức.
Món thịt vịt tiềm ngũ quả vô cùng hấp dẫn, thơm ngon. Nếm thử bạn sẽ cảm nhận được dư vị của thịt vịt tan trong miệng, thịt vịt mềm mại và nước dùng thơm phức, ấm bụng.
Vịt tiềm nước dừa là một món ăn không quá xa lạ với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là khu vực miền Nam của nước ta. Với những nguyên liệu dễ tìm cùng cách làm vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự tay chế biến món vịt tiềm nước dừa vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tạo nên khẩu vị mới mẻ hơn. Hãy theo dõi cách thực hiện món vịt tiềm nước dừa tuyệt hảo ngay dưới đây nào.
Vịt sau khi làm sạch, bạn cho rượu trắng, muối hột hoặc gừng tươi đập dập chà xát xung quanh con vịt để khử mùi hôi. Sau đó, bạn chặt vịt thành những khúc vừa ăn để vào bát to.
Cho 3 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê tiêu bột, vài lát gừng vào bát vịt đã chặt khúc. Trộn đều và để trong 15 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Đối với nước cốt dừa, bạn có thể sử dụng nước cốt dừa dạng hộp hoặc tự làm đều được. Nếu tự làm nước cốt dừa, sau khi xay dừa, bạn hãy cho nước ấm vào chỗ dừa đã xay. Đợi khoảng 15 phút sau đó lọc là bạn đã có được nước cốt dừa nhà làm rồi đấy.
Để chảo thật nóng và cho dầu ăn vào cùng với gừng, tỏi và xả băm nhuyễn phi thơm cho đến khi vàng đều.
Cho phần thịt vịt đã ướp vào đảo đến khi thịt săn và chín thì thêm nước cốt dừa vào. Đừng quên cho nước lọc vào ngập bề mặt vịt để hầm khoảng 15-20 phút cho thịt được chín và mềm hơn.
Sau khi thịt mềm, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm hành lá, rau ngò, ớt vào cho dậy mùi thơm là hoàn thành món ăn này rồi.
Với món vịt tiềm nước dừa, bạn có thể ăn cùng với cơm, bún, bánh mỳ đều rất ngon. Vị ngọt của thịt vịt hòa với vị béo của nước cốt dừa chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Chúc bạn thành công với món vịt tiềm nước dừa này nhé.
Vịt tiềm ớt hiểm là món ăn rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon từ vịt hòa quyện cùng với vị cay nồng của những trái ớt hiểm. Vào những ngày đông lạnh giá mà được ăn món vịt tiềm ớt hiểm thì còn gì bằng nữa phải không nào. Cách làm món vịt tiềm ớt hiểm cũng rất đơn giản. Hãy cùng theo dõi dưới đây nhé!
Bài viết trên là gợi ý về cách nấu vịt tiềm hấp dẫn và đầy đủ dưỡng chất để bạn có thể làm cho gia đình hoặc bạn bè cùng thưởng thức. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.
Tổng hợp
admin
Link nội dung: https://iiervietnam.edu.vn/bi-quyet-nau-mon-vit-tiem-thom-ngot-bo-duong-dung-vi-nguoi-hoa-1731356708-a683.html